Những lễ hội đặc trưng tại Quan Lạn

Quan Lạn không chỉ thu hút khách du lịch bởi những bãi tắm sạch đẹp, hoang sơ; con người thân thiện; mà nơi đây còn hấp dẫn với những lễ hội đặc trưng được tổ chức vào giữa tháng 6 âm lịch hàng năm. Sau đây, Minh Châu Tour sẽ giới thiệu tới các bạn về những lễ hội đặc trưng tại Quan Lạn nhé.

Lễ hội Quan Lạn thường được diễn ra vào ngày 18/06 âm lịch hằng năm, nhằm khắc họa sự kiện lịch sử oai hùng của dân tộc ta: Phó tướng Trần Khánh Dư lãnh đạo quân dân thời Trần đánh tan thuyền lương thực của nhà Nguyên vào mùa xuân năm 1288 tại Vân Đồn xưa (nay là đảo Quan Lạn).

 

Người dân nơi đây luôn rất tự hào về lễ hội truyền thống được coi là lớn nhất trên hòn đảo xinh đẹp này. Điều đó, càng khiến cho khách du lịch luôn cảm thấy háo hức khi được tham gia lễ hội đặc trưng này. Lễ hội được diễn ra từ ngày mùng 10 đến ngày 19/06 âm lịch hằng năm.

1. Phần lễ

– Vào ngày mùng 10/06 âm lịch: tại trung tâm lễ hội, cờ thần khóa làng được treo lên, trống thu quân cũng được đánh lên nhằm tái hiện lại cuộc chiến thời xưa của dân tộc ta với quân Nguyên. Theo tục lệ nơi đây, vào ngày này, người dân trên đảo sẽ không được ra khỏi làng. Do vậy, ngày 10/06 âm lịch còn được gọi là ngày khóa làng Quan Lạn.

– Vào ngày 12-15/06 âm lịch: những ngày này thường diễn ra các hoạt động sôi nổi như quân sỹ tập luyện, lễ tế thần diễn ra ở chùa làng Giếng.

Những lễ hội đặc trưng tại Quan Lạn

– Vào ngày 16/06 âm lịch: lễ rước kiệu được diễn ra long trọng tại đền thờ Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư với sự có mặt đông đảo của các văn võ tướng sỹ, tăng ni phật tử khắp nơi, nhân dân trên đảo, các khách du lịch thập phương,… Tất cả đều một lòng thành kính nhằm tưởng nhớ và biết ơn khi đưa chân linh bài vị tướng Trần Khánh Dư về Đình.

Quãng đường khi rước bài vị của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư là khoảng 1,5 km từ nghè về đình. Phía Dưới bến, đội thuyền đua biểu diễn tạo một không khí tưng bừng náo nhiệt thể hiện sự khí thế chống giặc ngoại xâm của người dân nơi đây

– Vào ngày 17/06 âm lịch: các tướng sĩ sẽ dựng trại đóng quân, lên kế hoạch để chuẩn bị tác chiến cho ngày quan trọng là ngày 18. Đến tối thì diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ giao lưu giữa người dân và các khách du lịch rất vui vẻ.

2. Phần hội

– Vào ngày 18/06 âm lịch: sáng sớm lúc 2h tất cả người dân trong làng sẽ dự tiếng trống thu quân. Buổi sáng sẽ diễn ra các hoạt động văn nghệ, các trò chơi dân gian như: đánh vật, kéo co, cờ người,… hay múa lân. Tất cả đều diễn ra rất sôi nổi, náo nhiệt dưới tiếng trống, tiếng chiêng sục sôi của các tướng sĩ.

Buổi chiều ngày 18/06 diễn ra cuộc thi bơi chải ( hay còn gọi là chèo bơi ). Đây được coi là phần hấp dẫn nhất của cả lễ hội để nhằm tưởng nhớ đến chiến tích oai hùng năm xưa của nhân dân trên đảo. Sẽ có 2 con thuyền dành cho 2 đội, thuyền nào chạm vào cờ đích trước và khi quay về lấy được cờ đích và trở về trước thì là đội chiến thắng. Thuyền đua thường là thuyền đi biển trọng tải 5 đến 6 tấn, rộng và sâu lòng, được hạ buồm, trang trí đầu rồng ở mũi thuyền. Đội nào chiến thắng sẽ nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của dân làng, nhận được giải thưởng lớn và quay về ăn mừng cùng mọi người. Đây được coi là hoạt động sôi nổi và hấp dẫn nhất của cả lễ hội.

Nếu bạn có cơ hội ghé thăm Quan Lạn hãy tham dự lễ hội này, để cảm nhận được không khí hùng tráng, hào hứng của mọi người dân nơi đây nhé. Nếu có bất kì thắc mắc nào hay có nhu cầu du lịch hãy liên hệ với Minh Châu Tour nhé! Chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại cho các bạn một chuyến du lịch tuyệt vời nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *