Cây phi lao hay còn gọi là cây dương, cây xi lau hay cây dương liễu. Rặng phi lao mọc nhiều ở khu vực ven biển. Cây phi lao có nguồn gốc từ Austrailia và các đảo thuộc phía Tây Thái Bình Dương, chúng được người Pháp đem đến trồng nhiều ở Việt Nam từ năm 1896.
Hiện nay, cây Phi lao trở thành loại cây quen thuộc ở Việt Nam. Loại được trồng nhiều ở các bãi cát ven biển từ Bắc vào Nam nhằm mục đích tạo vành đai phòng hộ ven biển. Là loài cây có sức sống quật cường, chịu được bão cấp 10, cây phi lao rất có tác dụng trong việc chống bão và chắn cát bay. Ngoài việc trồng ở ven biển, cây phi lao còn được trồng làm bóng mát ven đường và trồng làm cảnh trong các công viên.
Đặc điểm của cây phi lao
Cây phi lao là cây thường xanh, thân gỗ lớn, cao từ 5-30m. Thân cây có màu nâu sẫm, sần sùi, vỏ cây nứt từng mảng lớn, thịt nâu hồng. Cành nhỏ, có đốt màu xanh lá cây, quang hợp thay cho lá. Lá tiêu giản thành vảy nhỏ, bao quanh các đốt của cành, dài 1-2mm. Hoa của cây phi lao là hoa đơn tính, cùng gốc, không có bao hoa. Cụm hoa đực hình đuôi sóc gồm nhiều hoa đực mọc vòng, cụm hoa cái mọc đơn độc ở các cành bên. Cây sinh trưởng rất nhanh, có hệ rễ phát triển, rễ cọc ăn sâu tới 2m. Cây chịu được vùi lấp và trốc rễ. Thân cây có nhiều rễ bất định. Cây bị vùi lấp tới đâu thì rễ cây mọc ra tới đó và sinh trưởng bình thường. Cây phi lao cũng tái sinh chồi non rất tốt.
Cây phi lao có khả năng sinh trưởng rất nhanh. Cây dễ thích ứng với môi trường sống khô hạn, nắng nóng, ven biển. Ở tong thời gian đầu mới trồng thì cây cần được cung cấp nước đầy đủ. Nhưng khi cây đã phát triển và sống tốt nhờ bộ rễ ăn sâu và bám chắc dưới đất thì không cần bổ sung nhiều nữa.
Cây phi lao và những giá trị đối với cuộc sống
Cây phi lao có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Các bộ phận của cây phi lao có thể sử dụng để chữa bệnh. Rễ phi lao có thể dùng để hỗ trợ điều trị tiêu chảy, lị và ngừng toát mồ hôi. Vỏ thân có tác dụng làm toát mồ hôi và lợi niệu. Cành non có tác dụng bình suyễn và lợi niệu. Còn lá phi lao có tá dụng làm kháng sinh.
Ngoài ra, trong thành phần, vỏ cây phi lao chứa 11-18% tanin, nên được sử dụng để thuộc da và nhuộm lưới đánh cá. Gỗ phi lao thường được dùng trong ngành xây dựng, đóng đồ gỗ, làm cột điện hay làm củi. Phi lao là cây làm củi tốt nhất trong các loài cây vì sinh nhiệt lượng lớn, đạt 24.000 kJ/kg, nhiệt lượng khi đốt than phi lao đạt trên 33.500 kJ/kg. Lá phi lao có thể sử dụng làm bột giấy thô và nguồn thức ăn cho trâu bò.
Đây cũng là loại cây chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung. Trong thời gian gần đây, một số dự án trồng phi lao ven biến để làm nguyên liệu giấy và ván dăm đã được tiến hành thử nghiệm ở một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ.
Trên đây là bài viết về Rặng phi lao trước gió mà Minh Châu Tour đã chia sẻ tới bạn đọc. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích dành cho các bạn.