Khi các bạn đi du lịch hay tới các vùng ven biển, vùng ngập mặn hoặc cửa biển, các bạn sẽ thấy một loại cây mọc bò khắp nơi, chúng có hình dánh gần giống với rau muống, hoa hình phễu có màu tím hoặc trắng phủ kín các bãn biển. Và đó chính là cây rau muống biển mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây của Minh Châu Tour.
1. Sơ lược về cây muống biển
Thông thường, cây muống biển sẽ mọc lan bò trên mặc đất, rễ lan đến đâu thì mọc cây đến đấy. Thân cây rau muống biển thường rỗng, có nhiều nhánh, lá mọc hình so le, lá nón ở đầu có 2 mảnh cụp vào nhau. Phần lá và dây của cây đều có chứa nhựa màu trắng chảy ra giống như nhựa cây khoai lang. Cây có hoa to, màu hồng, hoa thường mọc ở nách lá mà không mọc ở cuống chung.
Một điểm khác biệt của cây muống biển là chúng chịu được mặn nên thường mọc trên các bãi biển, chúng là loại chịu mặn phổ biến nhất, được phân bổ khá rộng rãi. Đây còn là loại cây có hạt trôi theo dòng nước, hạt giống của cây muống biển nổi trên mặt biển và không bị nước mặn ảnh hưởng.
2. Đặc điểm của rau muống biển
Rau muống biển là một loại cây thuộc họ bìm bìm, chúng có thân mọc bò rất dài, không mọc leo và phân nhiều cành.Thân tím như rau muống ăn nhưng đặc và không quá rỗng như rau muống ăn, ở giữa thân có một rãnh mông chạy dọc suốt thân, giữa các dốt là các mấu mọc ra rễ, cành và lá. Lá có cuống dài, phía cuống có hình tim, đầu hơi tròn và xẻ rãnh giống hình móng ngựa.
Lá non có mảnh cụp vào nhau, khi già thì dần mở xòe to ra. Hoa hình loa kèn, có nhiều màu như trắng, hồng, tím. Quả có 4 hạt, bề ngoài có dạng nang tròn. Khi ngắt lá có nhựa trắng đục, hơi dính chảy ra giống nhựa rau khoai lang. Dây mọc bò lan trên mặt đất, bò lan tới đâu thì phân cành và mọc rễ tới đó.
3. Công dụng của rau muống biển
Rau muống biển giúp cố định bề mặt cát ven biển, chống sói mòn cát ven biển rất tốt.
Rau muống biển có thể ăn được nhưng có vị hơi khó ăn nên người dân chỉ dùng để làm thức ăn gia súc, gia cầm, đây là nguồn rau xanh dễ kiếm, bổ sung chất xơ và vitamin rất tốt trong chăn nuôi.
Ngoài ra rau muống biển có có công dụng như một vị thuốc, có thể sử dụng khi tươi hoặc phơi khô cũng được, rau muống biển có vị cay, đắng nhẹ quy về hai kinh can và tỳ, sử dụng dể trừ thấp, tiêu viêm, nhuận tràng, dịch lá, lợi tiểu.
Theo một số bài thuốc dân gian, cây muống biển có thể trị được nhiều bệnh như say nắng, phong thấp, mẩn ngữa, viêm xoang, sởi, thủy đậu, đau nhức xương khớp, nhọt độc ở lưng, viêm da có mủ, chàm,…Vì thế chúng có thể trị được viêm da dị ứng do sứa rất hiệu quả, chỉ cần giã nát thân và lá, sau đó đắp lên phần bị ngứa, chỉ vài giờ sau là khỏi hẳn.
Ở Cam-pu-chia, dùng lá giã nhỏ, cùng với lá dây đau xương, củ sả, vỏ dừa đốt lấy khói xông trĩ.
Ngoài ra, lá rau muống biển giã nát chữa lở loét, mụn nhọt có mủ. Muống biển phơi khô tán nhỏ có thể chữa vết bỏng.
Cây rau muống biển với màu sắc tím đặc trưng dường như luôn có trong mình một sức sống mạnh mẽ, luôn vươn mình trên cát mịn để tiến về phía biển lớn, phía mặt trời. Ở Minh Châu – Quan lạn, loài cây này có rất nhiều ở những vùng biển và trở thành biểu tượng đặc trưng của nơi đây. Nếu có dịp ghé chơi đảo Minh Châu, hãy khám phá và nhìn ngắm loài cây bình dị nhưng mang lại rất nhiều giá trị này nhé!