Trà cổ không chỉ nổi tiếng với bãi biển xinh đẹp mà ở đây còn được nhiều người biết tới bởi những danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Trong đó Trà Cổ Quảng Ninh, nổi tiếng với ngôi đình đã có niên đại hàng trăm năm. Hãy cùng Minh Châu Tour khám quá Đình Trà Cổ Quảng Ninh- di tích kiến trúc nghệ thuật nơi địa đầu tổ quốc qua bài viết dưới đây nhé.
Đình Trà Cổ Quảng Ninh ở đâu?
Đình Trà cổ nằm ở Nam Thọ, thuộc thành phố Móng Cái, cách mũi Sa Vĩ 6 km. Ngôi đình này đã có niên đại khoảng 600 năm với diện tích 1.000 m2. Đây là nơi diễn ra các hoạt động sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi đây. Với lịch sử tồn tại lâu đời cùng vị trí nằm tại vùng biên ải mà đình Trà Cổ được người dân ưu ái đặt cho gọi là di tích kiến trúc nghệ thuật nơi địa đầu tổ quốc.
Truyền thuyết về Đình Trà Cổ Quảng Ninh
Đình Trà Cổ có một truyền thuyết hình thành vô cùng ý nghĩa và thu hút người nghe. Theo Truyền thuyết, vào thời Hậu Lê, có 12 gia đình người dân là nghề đánh cá ở vùng đất Đồ Sơn thường đi đánh bắt ở vùng biển xa để kiếm kế sinh nhai. Trong một lần đi đánh cá gặp gặp sóng to gió lớn, gia đình người ngư dân đã trôi dạt vào nơi này. Vì không chịu nổi sự vất vả nên 6 gia đình đã tìm cách về quê cũ. 6 gia đình còn lại quyết tâm trụ lại đây, khai phá vùng đất mới. Từ 6 gia đình ban đầu, nơi đây đã dần trở thành một xóm làng trù phú.
Đình Trà Cổ được xây dựng thờ các vị thành hoàng: Nhân Minh đại vương; Huyền Quốc Lã Thái Úy đại vương; Bạch Điểm Tước đại vương; Không Lộ; Giác Hải đại vương; Ngọc Sơn Trấn Ải đại vương; Quảng Trạch đại vương. Ngoài ra, ở đây còn thờ 6 vị Thành hoàng quê ở Đồ Sơn. Đây là những người có có công gây dựng mảnh đất Trà Cổ ngày nay.
Ngôi đình là niềm tự hào của người dân Trà Cổ Quảng Ninh và được họ gìn giữ từ đời này sang đời khác. Vào những ngày đầu năm, dân làng sẽ đến đình thắng nhang tri ân các bậc tiền nhân và xin lộc, cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, gia đình bình an, hạnh phúc.
Đình Trà Cổ Quảng Ninh – nét kiến trúc độc đáo
Đình Trà cổ quay, Được thiết kế theo kiểu chữ đinh với 5 gian 2 trái bái đường và 3 gian hậu cung được xây dựng theo kiến trúc cổ truyền. Toàn bộ ngôi đình được dựng lên bởi những khung gỗ với kiến trúc kiên cố và vô cùng bề thế. Mái lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như con thuyền rẽ sóng giữa biển khơi. Hệ thống các cột gỗ, mái ngói của Đình được trạm trổ vô cùng tinh xảo và sống động với các đề tài phong phú. Trong đó chủ yếu là rồng, phượng, mây, lửa. Mỗi bức chạm là một tác phẩm nghệ thuật đặc sắc mang dấu ấn đặc trưng của văn hóa Việt Nam, niềm tự hào dân tộc.
Đình có 32 cây cột gỗ lim với 14 cây cột cái có đường kính 65cm cao 5m và 18 cây cột có đường kính 45cm được sơn son thiếp vàng. Đây là ngôi đình duy nhất ở Quảng Ninh còn nguyên vẹn hệ thống sàn gỗ được lát cả trong và ngoài đình.
Cách đình Trà Cổ khoảng 200m là một bãi cát mịn trải dài từ Sa Vỹ đến Mũi Ngọc. Mùa hè, gió từ biển thổi vào mang theo không khí mát mẻ khí du khách được thư thái trong những ngày hè nóng bức. Tại đây hiện nay cũng rất phát triển các dịch vụ như nhà hàng, khách sạn nên du khách sẽ không phải lo về vấn đề ăn uống cũng như chỗ nghỉ khi đến Đình Trà Cổ.
Lễ hội đình Trà Cổ
Cùng với việc bảo vệ và giữ gìn đình Trà Cổ người dân nơi đây còn bảo tồn và phát triển lễ hội đình Trà Cổ. Lễ hội được tổ chức từ 30/4 đến 3/6 âm lịch hàng năm. Đây là cơ hội để người dân Trà Cổ Quảng Ninh bày tỏ lòng biết ơn đối với các vị thành hoàng làng và tổ tiên. Đồng thời đây còn là dịp để người dân gìn giữ bản sắc dân tộc, quảng bá văn hóa của địa phương đến với du khách trong và ngoài nước.
Theo tục lệ, để chuẩn bị cho lễ hội, mỗi năm dân làng sẽ bầu ra 12 ông đám để lo toang cho hội làng. Những ông đám này sẽ phải mua một chú lợn để nuôi. Chú lợn này được gọi là “ông voi” là linh vật để thờ thần. Các ông voi này sẽ được chăm sóc thật kỹ lưỡng sao cho càng béo càng tốt. Để trở thành ông đám cần phải đáp ứng đủ các điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, đạo đức… người dân địa phương quan niệm rằng, gia đình làm tốt công việc ông đám sẽ được hưởng phúc, gia đình hạnh phúc, bình an.
Vào ngày chính hội, người dân địa phương sẽ làm lễ Nghinh Thần. Việc này mang ý nghĩa mong các vị thần che chở cho ngư dân một năm thuận lợi, gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, bình an. Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức các trò chơi dân gian như kéo co, đi cà kheo, nhảy bao bố… Tất cả tạo nên nét đặc trưng về văn hóa và con người nơi đây. Đồng thời trở thành điểm nhấn độc đáo thu hút du khách đến với nơi đây.