Biển đảo Quan Lạn được biết đến là một trong những điểm du lịch biển đẹp , thơ mộng nhất của tỉnh Quảng Ninh. Quan Lạn không chỉ gây ấn tượng với bởi khung cảnh thiên nhiên trong xanh hoang sơ, bình dị, những bãi biển trải dài, bờ cát trắng mịn, làn thanh thủy xanh của Sơn Hào, Minh Châu…, với rừng Trâm cổ ven biển…. Đến với Quan Lạn du khách không chỉ được đắm mình vào bãi biển xinh đẹp, hay tận hưởng không gian thiên nhiên bình dị, mộc mạc của nơi đây. Mà còn được thăm quan những di tích văn hóa, lịch sử ghi dấu những chiến công hiển hách của ông cha ta khi chống giặc ngoại xâm.
Quan Lạn là mảnh đất gắn liền với truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Năm 1990 cụm di tích Quan Lạn được Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch) xếp hạng với hệ thống đình – chùa – miếu nghè công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Bài viết sau đây, Minh Châu Tour sẽ giới thiệu tới các bạn những di tích văn hóa, lịch sử nổi bật tại Quan Lạn, mời quý bạn đọc theo dõi.
1. Đình Quan Lạn
Đình Quan Lạn là một ngôi đình làng trên đảo Quan Lạn. Đình thờ Lý Anh Tông, các vị thần, các vị có công lập làng, các vị đã hy sinh bảo vệ làng, bảo vệ đảo. Đây là ngôi đình được xây vào khoảng năm 1890-1900, nằm giữa trung tâm của đảo Quan Lạn, có kiến trúc hình chữ công, gồm bái đường, hậu cung và ba gian ống muống. Mái đình lợp bằng ngói vẩy.
Đình gồm một bái đường nối với hậu cung bởi ba gian ống muống. Chính yếu bằng gỗ mần lái, một loại gỗ vào hàng gỗ tứ thiết. Trên nóc có hình lưỡng long chầu nguyệt, các đầu đao uốn cong, phía trước đình đắp bốn chữ nổi “Quốc thịnh dân hưng”, thể hiện ước muốn của người dân trong vùng. Bên trong đình được chạm khắc công lao, tỉ mỷ và rất độc đáo tạo thành bức tranh nghệ thuật hoành tráng. Đặc biệt, các đầu bẩy đều chạm khắc đầu rồng, mỗi một đầu rồng lại có sự khác nhau. Ban đầu đình thờ thành hoàng làng, các vị tiên công có công quai đê lập ấp dựng làng. Sau đó phối thờ tướng Trần Khánh Dư – người có công lớn trong trận đánh thuyền lương giặc Nguyên Mông và gắn bó với vùng đảo đầy nắng gió này.
2. Chùa Quan Lạn
Chùa Quan Lạn nằm bên cạnh đình Quan Lạn, theo hướng Đông Nam. Chùa có cấu trúc mang đậm nét cổ kính thời xa xưa với 3 gian. Ngoài cùng là tam quan, sau đến bái đường và hậu cung. Chùa Quan Lạn thờ Phật và công chúa Liễu Hạnh và cụ Hậu.
Theo dân gian kể lại, cụ Hậu là một bà lão ở Quan Lạn không chồng con, sinh tiền hiền lành, phúc đức, chăm chỉ làm ăn để dành một số tiền của.Cụ Hậu đã dâng hết toàn bộ của cải của mình cho chùa. Dân làng nơi đây đã tạc tượng cụ Hậu. Bức tượng cụ là net đẹp dân gian đặc sắc mang đậm giá trị truyền thống về ghi nhớ công lao của chùa đối với cụ Hậu.