Kinh nghiệm đi lễ chùa Yên Tử – chốn linh thiêng thanh tịnh ở Quảng Ninh

Chùa Yên Tử hay còn được biết đến là Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử hay chùa Lân cùng tên chữ là Long Động Tự. Không chỉ là địa điểm nổi tiếng, tour du lịch chùa Ba Vàng – Yên Tử còn là chốn thờ tự linh thiêng. Đến chùa, bạn sẽ được thanh tĩnh cùng khung cảnh thiên nhiên đẹp đến choáng ngợp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết thêm những kinh nghiệm khi đi lễ ở chùa Yên Tử. Hãy cùng Minh Châu Tour khám phá chùa Yên Tử nhé!

Thời điểm du lịch Yên Tử. 

Nếu bạn muốn đi vãn cảnh thì khoảng thời gian tuyệt vời nhất ở Yên Tử đó chính là đầu xuân. Khoảng từ mùng 10 tháng Giêng âm lịch đến hết tháng 3 âm lịch thì bạn sẽ có cơ hội tham gia vô vàn lễ hội náo nhiệt và sôi động. Lễ hội Yên Tử đầu xuân luôn hút được số lượng lớn khách du lịch. Chút kinh nghiệm đi chùa Yên tử là nếu bạn không muốn chuyến du lịch quá đông đúc thì hãy chọn thời điểm tháng 2 và 3 âm lịch. Thời gian này, số lượng khách đến Yên Tử sẽ ít hơn nhiều so với tháng Giêng.

Hành trình lên chùa Yên Tử

Trekking/ Leo bộ 

Quãng đường di chuyển từ bãi đỗ xe lên đến đỉnh chùa Đồng ước tính khoảng hơn 6km. Thông thường, để có thể hoàn toàn chinh phục và thăm viếng chùa Đồng. Bạn sẽ phải mất khoảng 6 đến 8 tiếng đồng hồ tùy theo điều kiện sức khỏe. Quãng đường di chuyển lên chùa Đồng có những chỗ khá dốc và khó đi. Vì vậy, trải nghiệm leo bộ này thường được những du khách trẻ tuổi và có sức khỏe lực chọn. Nếu tham gia trải nghiệm này thì bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời ở Yên Tử. Một lời khuyên nhỏ là bạn nên chọn trang phục gọn nhẹ, mang giày thể thao (hoặc giày leo núi). Và chuẩn bị đồ ăn nhẹ, nước uống.

Cáp treo 

Cáp treo là một lựa chọn giúp bạn tiết kiệm thời gian và hoàn thành chuyến du lịch chùa Yên Tử nhanh nhất. Nếu bạn có thể kết thúc ở Yên Tử nhanh thì bạn sẽ được tham quan địa điểm khác. Cụ thể như chùa Ba Vàng hay đến Vịnh Hạ Long được ghi trong tour Quảng Ninh. Cáp treo là một sự lựa chọn phù hợp đối với những du khách lớn tuổi hay không có thể trạng tốt nó sẽ giúp bạn hoàn thành hành trình dễ dàng hơn. Không những vậy, khi sử dụng cáp treo thì bạn còn có thể chiêm ngưỡng được khung cảnh hùng vĩ của núi rừng Yên Tử. Đây chắc chắn sẽ là một trải nghiệm hoàn hảo khi đến với Yên Tử.

Khi sử dụng cáp treo, bọn mình khuyên nên mua trọn cả 2 tuyến. Bạn không nên mua vé cáp treo ở giữa đường vì chi phí không chỉ đắt hơn mà sẽ chỉ đưa bạn đến tượng An Kỳ Sinh. Và để lên chùa Đồng thì bạn vẫn phải leo bộ thêm khoảng 200m nữa.

Hệ thống 2 tuyến cáp treo Yên Tử

  • Tuyến 1 (chùa Giải Oan – Hoa Yên): một chiều là 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/ vé.
  • Tuyến 2 (chùa Một Mái – An Kỳ Sinh): một chiều là 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi 200.000 vnđ/ vé.
  • Cả 2 tuyến: một chiều 120.000 vnđ/ vé – Khứ hồi là 280.000 vnđ/ vé.

Đi chùa Yên Tử nên cầu gì? 

Câu trả lời có lẽ là tài lộc. Bởi vì đây là điều mà được nhiều người truyền tai nhau nhiều nhất. Ở khu vực cao nhất của đỉnh núi Yên Tử, chùa Đồng chính là ngôi chùa linh thiêng nhất của trung tâm Phật giáo này. Tương truyền rằng, khi bạn leo lên đỉnh chùa Đồng và xát tiền vào cột, chuông hay các khánh ở nơi đây. Thì bạn sẽ gặp may mắn cả năm trong làm ăn cũng như cuộc sống. Tiền dùng để chà xát thường được đem về và để lên bàn thờ thì tài lộc, may mắn sẽ theo bạn cả năm.

Hướng dẫn sắm lễ đi chùa Yên Tử

Khi sắm lễ đi chùa Yên Tử, bạn nên mua sắm lễ chay. Cụ thể như: hương trầm chất lượng an toàn, hoa tươi, trái cây chín, xôi,… Còn nếu là những vật lễ mặn thì chỉ có thể đặt được ở trong khu vực chùa có thờ Đức Ông, Thánh, Mẫu. Lễ mặn chỉ được dâng ở ban thờ hoặc điện thờ. Còn đối với khu vực Phật điện (chính điện) thì chỉ được dâng lễ chay. Tuyệt đối không được phép dâng lên lễ mặn. Vậy nên phương án tốt nhất là bạn nên mua những lễ vật chay.

Một lưu ý khác là khi chuẩn bị lễ đi chùa Yên Tử thì tiền âm phủ, vàng mã không được sắm dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có chuẩn bị sắm sửa lễ thì chỉ nên đặt ở bàn thờ thần linh hay Thánh Mẫu, Đức Ông. Ngay cả tiền thật thì bạn cũng không nên đặt ở hương án nơi chính điện. Số tiền này nên bỏ vào hòm công đức tại chùa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *